Nhập mônTàn cuộcVIP

[PDF] 48 Bài Giảng Nguyên Lý Tàn Cuộc – Triệu Hâm Hâm

THÔNG TIN SÁCH – 48 Bài Giảng Nguyên Lý Khai Cuộc – Triệu Hâm Hâm

Tác giả: Triệu Hâm Hâm

Biên dịch: Thầy Thắng và cộng sự

Số trang: 342

Năm xuất bản: 2024

Được sự ủy quyền của thầy Trần Quyết Thắng, Tiểu tử hân hạnh được làm cầu nối để chia sẻ cuốn sách hay tới tất cả mọi người.

48 bài giảng nguyên lý tàn cuộc
48 bài giảng nguyên lý Tàn cuộc

LỜI GIỚI THIỆU

“Kỳ” tức là Tượng kỳ, “lý” tức là nguyên lý hay đạo lý; Cái gọi là “Kỳ lý” là chỉ đạo lý khi đánh cờ, giống như công thức toán học, có thể nắm bắt và vận dụng linh hoạt. Kỳ lý ảnh hưởng đến tư duy và mạch tính của kỳ thủ, một nước cờ phù hợp với kỳ lý thì đương nhiên là một nước cờ mạnh. Kỳ thủ nắm vững kỳ lý đồng nghĩa với việc nắm được nguyên tắc mấu chốt để tạo nên nước đi mạnh, từ đó đi cờ tự nhiên không lúng túng khi đối thủ biến chiêu trong khai cuộc, bộc phá tiềm năng sáng tạo biến hóa trong trung cuộc và lão luyện ổn chắc trong tàn cuộc…. Đặc cấp quốc tế đại sư Triệu Hâm Hâm thông qua nhiều năm kinh nghiệm thực chiến và trải nghiệm dạy học đã hệ thống lại và chỉnh lý kỳ lý của 3 giai đoạn Bố cuộc – Trung cuộc – Tàn cuộc, dùng các đối cuộc đặc sắc trong các giải đấu để giải thích, kết hợp nhuần nhuyễn lý luận và thực tiễn, làm cho độc giả thực sự hiểu rõ về kỳ lý, tạo thành bộ khung lý luận đúng đắn, lý luận nó là như vậy và hiểu rõ vì sao nó lại như vậy.

“Kỳ” ở đây tức là Tượng kỳ, “lý” tức là nguyên lý hay đạo lý; Cái gọi là “Kỳ lý” là chỉ đạo lý khi đánh cờ, giống như công thức toán học, có thể nắm bắt và vận dụng linh hoạt. Kỳ lý ảnh hưởng đến tư duy và mạch tính của kỳ thủ, một nước cờ phù hợp với kỳ lý thì đương nhiên là một nước cờ mạnh. Kỳ thủ nắm vững kỳ lý đồng nghĩa với việc nắm được nguyên tắc mấu chốt để tạo nên nước đi mạnh, từ đó đi cờ tự nhiên không lúng túng khi đối thủ biến chiêu trong khai cuộc, bộc phá tiềm năng sáng tạo biến hóa trong trung cuộc và lão luyện ổn chắc trong tàn cuộc…. Đặc cấp quốc tế đại sư Triệu Hâm Hâm thông qua nhiều năm kinh nghiệm thực chiến và trải nghiệm dạy học đã hệ thống lại và chỉnh lý kỳ lý của 3 giai đoạn Bố cuộc – Trung cuộc – Tàn cuộc, dùng các đối cuộc đặc sắc trong các giải đấu để giải thích, kết hợp nhuần nhuyễn lý luận và thực tiễn, làm cho độc giả thực sự hiểu rõ về kỳ lý, tạo thành bộ khung lý luận đúng đắn, lý luận nó là như vậy và hiểu rõ vì sao nó lại như vậy.

Tàn cuộc là giai đoạn cuối cùng của một cuộc cờ, quyết định thắng bại sau cùng của cả ván cờ. Sở dĩ tàn cuộc quân lực ít bởi lẽ đã trải qua một đoạn giao tranh ác liệt, hai bên đều hao tổn binh lực, lúc này trên bàn cờ chỉ còn vỏn vẹn vài quân ít ỏi. Nhìn bề ngoài trông có vẻ sóng yên gió lặng nhưng thực ra ẩn chứa không ít huyền cơ đằng sau nước đi tinh tế ảo diệu. Cho nên danh thủ đánh với nhau kéo nhau đến cờ tàn, thắng bại chỉ trong đường tơ kẽ tóc, một nước đi tinh tế sắc bén đủ để dứt điểm ván cờ. Ngược lại, khai cuộc và trung cuộc đánh hay thế nào nhưng chỉ cần một nước cờ yếu ở tàn cuộc là bao nhiêu công sức tích lũy khó nhọc trước đó cuốn bay theo chiều gió hết. “Cầm vàng mà để vàng rơi” hay kiên trì tử thủ đến thời khắc sắp mưu hòa thành công nhưng lại “sụp đổ trước ngưỡng cửa thiên đường” đều nói lên tính tàn khốc của tàn cuộc. Vì thế tàn cuộc có thể làm nên những ván cờ gọi là kỳ tích – thắng những ván cờ tưởng như không thể thắng, hòa ván cờ dường như đã đi vào vô vọng. Đây chính là cảnh giới tối cao của kỳ nghệ mà bất kỳ cao thủ nào cũng muốn đạt đến. Cho nên yêu cầu hàng đầu của tàn cuộc là đi cờ càng tinh tế và tỉ mỉ thì càng tốt. Vậy có cách nào học tàn cuộc một cách có hệ thống cũng như bước đầu trang bị những ý thức, kiến thức nền tảng cơ bản nhất? Có bí quyết nào để xử lý tốt những hình cờ tàn thực chiến hay không?

“48 bài giảng nguyên lý tàn cuộc” là quyển sau cùng trong bộ Tượng kỳ kỳ lý tam bộ khúc do Đặc cấp quốc tế đại sư Triệu Hâm Hâm biên soạn và chỉnh lý, tập trung chủ yếu vào cờ tàn thực chiến. Tàn cuộc là giai đoạn giải quyết tất cả các vấn đề tồn đọng ở hậu trung cuộc, kết thúc ván cờ. Theo đó, tác giả dẫn dắt độc giả đi từ tư tưởng ý thức tàn cuộc cơ bản nhất, cách vận dụng mỗi quân lực để phát huy tối đa sức mạnh của nó, tiếp đến là phân tích và minh họa các chiến thuật chủ yếu được dùng trong tàn cuộc, cờ tàn có Xe và cờ tàn không Xe, đến tàn cuộc kinh điển có độ khó cao, tứ đại danh cuộc kinh điển v.v…Thông qua đánh giá và giảng giải các cuộc cờ, tác giả nêu rõ mạch tính tư duy ở từng giai đoạn, cách vận dụng thủ pháp chiến thuật thích hợp, định hướng chiến lược cầu thắng mưu hòa… giúp người học suy một ra ba, học ít hiểu nhiều. Sau mỗi bài giảng đều có phần tổng kết các nội dung chính giúp người đọc cô đọng lại những kiến thức cần ghi nhớ và vận dụng.

Cờ tàn bát đại tinh thâm, trên con đường trở thành cao thủ thật sự thì ai cũng phải trải qua giai đoạn dày công khổ luyện này! Danh thủ hơn nhau không chỉ ở sáng tạo sắc bén trung cuộc mà còn ở trình độ lão luyện vượt hơn hẳn người thường ở tàn cuộc. Hy vọng quyển sách này là hành trang nho nhỏ phần nào giúp ích mọi người trên con đường chinh phục đỉnh cao kỳ nghệ.

Trong quá trình nghiên cứu và dịch thuật mặc dù đã rất cố gắng nhưng vẫn rất khó tránh khỏi một số sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của các kỳ hữu và anh em yêu cờ gần xa để quyển sách ngày càng hoàn thiện hơn!

DỊCH GIẢ

MỤC LỤC

Bài 1: Vì sao phải học tàn cuộc

Bài 2: Phân loại tàn cuộc

Bài 3: Điểm giới hạn của binh lực

…..


BÀI 3: ĐIỂM GIỚI HẠN CỦA BINH LỰC

Bài giảng bắt đầu, chúng ta bước vào nội dung đầu tiên – tư tưởng của tàn cuộc.

Nếu có người hỏi tôi những tư tưởng quan trọng nhất trong tàn cuộc, tôi sẽ không hề do dự nói là nguyên tắc binh lực chí thượng (trên hết). Binh lực càng nhiều càng tốt, điều này mọi người đều có thể thấu hiểu. Nhưng trong thực chiến, trừ phi thực lực chênh lệch xa, nếu không sẽ không hơn quá nhiều quân, có thể hơn 2 Chốt đã là không hề dễ dàng rồi. Cho nên chỉ hiểu tính quan trọng của binh lực thì còn lâu mới đủ, chúng ta cần phải biết hơn mấy Chốt mới có thể thắng. Đây là chủ đề của bài giảng này – điểm giới hạn của binh lực.

Điểm giới hạn của binh lực là gì? Bài giảng trước đã nói, 3 Chốt tất thắng Sĩ Tượng toàn. Nhưng nhiều hơn 1 Chốt trong tình huống Sĩ Tượng chỉnh tề, quân lực chỉ có vậy về cơ bản không thể thắng. Thế nên 3 Chốt quá nhiều, 1 Chốt quá ít, vậy 2 Chốt trở thành điểm giới hạn của binh lực.

Có mấy quan điểm quan trọng:

1. Đơn quân mạnh và 2 Chốt không đủ để thắng.

Ví dụ Xe Song Chốt đối Xe Sĩ Tượng toàn, về lý thuyết là lệ hòa. Mã Song Chốt đối Pháo Sĩ Tượng toàn, Pháo Song Chốt đối Mã Sĩ Tượng toàn cũng tương tự, đều là hòa cờ.

2. Từ hai quân mạnh trở lên và hơn 2 Chốt thì cơ hội chiến thắng rất lớn.

Nhưng khi quân mạnh từ 2 trở lên thì cơ bản đã thoát khỏi phạm trù tàn cuộc thực dụng, chuyển vào tàn cuộc thực chiến. Bởi vì loại tàn cuộc này không có cách thủ thắng định thức, không thể xuất hiện mấy vị trí tốt để chọn lựa mà chỉ cần đi là có thể thắng. Muốn thủ thắng thì càng phải thông qua vận quân, tìm kiếm điểm yếu, từng bước mở rộng thành quả chiến đấu. Cho nên còn cần phải có công lực tàn cuộc cực cao, nếu không thì cũng không dễ dàng gì có thể giành thắng lợi được.

3. Sức hút của tàn cuộc là ở chỗ, cho dù là lệ hòa cũng không thể nói hòa là có thể hòa.

Ví dụ ở dưới Xe Song chốt, bên Đen thủ tốt thì không vấn đề gì. Nhưng đối với rất nhiều người học sơ cấp mà nói, thủ hòa những hình tàn cuộc này không hề là chuyện dễ dàng. Trong cuộc chiến phòng thủ, cần phải nắm vững điểm trọng yếu phòng thủ. Về phòng thủ điểm trọng yếu ở phần sau sẽ giảng lại.

Bài này trước hết cho mọi người tìm thử cảm giác cờ tàn (Hình 10)

Vui lòng quay ngang điện thoại để xem thêm bình chú


Hòa cờ.

Từ trong cục diện lệ hòa kinh điển, chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng, cho dù là tàn cuộc thực dụng lệ thường thì cũng không chỗ nào không ẩn chứa huyền cơ, không hề đơn giản như chúng ta tưởng tượng. Xem đến đây, chắc hẳn rất nhiều kỳ hữu vẫn chưa thể lĩnh hội hoàn toàn được, thực ra cũng không cần vội vàng, suy cho cùng nâng cao công lực cờ tàn tuyệt đối không phải là chuyện ngày một ngày hai, đừng nói là người yêu cờ, cho dù là kỳ thủ chuyên nghiệp cũng không thể bảo đảm trong thực chiến không phạm sai lầm. Trên thực tế, trong các giải đấu chuyên nghiệp, trường hợp Đơn Xe không thể thủ hòa Xe Song Chốt không phải là chuyện lạ.

Trong tàn cuộc thực dụng đơn quân hơn Song Chốt, phòng thủ của Mã Sĩ Tượng toàn khá có tính đại biểu. Mã Đen ở vị trí Chốt giữa, tác dụng của Tướng và Mã phát huy đến cực độ. Có Mã ở đây, Song Chốt bên Đỏ rất khó tiếp cận cửu cung, hiển nhiên không có khả năng phá cửa.



PHIÊN BẢN XEM ONLINE

Ủng hộ Tiểu Tử Thích Cờ

MUA SÁCH GỐC Ở ĐÂU?

Nếu thực sự thích cuốn sách này, bạn hãy mua sách giấy hoặc PDF để ủng hộ thầy nhé!

  • Sách giấy: 350K310K
  • PDF xem online: 200K170K
  • Tặng kèm CBL

Link đặt mua: Sách Cờ Tướng – 48 Bài Giảng Nguyên Lý Tàn Cuộc – Triệu Hâm Hâm

ĐƯỢC SỰ ỦY QUYỀN CỦA THẦY TRẦN QUYẾT THẮNG

Xem danh sách toàn bộ các tài liệu mà Tiểu tử thích cờ đã chia sẻ tại đây



Bạn đang tìm các sản phẩm về cờ, hãy ủng hộ chúng mình nhé.

Góc đàm đạo