Chiến ThuậtTrung cuộc

[PDF] Khái Niệm Về Chiến Thuật Trung Cục – Sách Cờ Tướng

THÔNG TIN SÁCH – Khái Niệm Về Chiến Thuật Trung Cục

Tác giả: Chữ Thạch – Tô Hải Đế

Biên dịch: Đặng Bình

Nhà Xuất Bản Thể Dục Thể Thao

Năm xuất bản: 2007

Số trang: 225

Khái Niệm Về Chiến Thuật Trung Cục
Khái Niệm Về Chiến Thuật Trung Cục


LỜI NÓI ĐẦU

Cờ Tướng là một hạt minh châu trong kho tàng văn hóa nghệ thuật quý báu của dân tộc Trung Hoa. Nó không những chỉ mang tính thú vị sâu đậm, mà còn có tính lý luận rất phong phú.

Những năm gần đây, các loại sách cổ về cờ Tướng liên tục được chỉnh lý xuất bản. Hàng loạt các sách, tạp chí về cờ hiện đại kế tiếp nhau xuất hiện. Điều này cho thấy việc tiến hành nghiên cứu lý luận Cờ Tướng càng ngày càng được các vận động viên, huấn luyện viên cùng các nhà xuất bản thực sự coi trọng.

Trong các cuốn sách đề tư liệu Cờ Tướng có rất nhiều đề tài có liên quan đến chiến thuật rất có ý nghĩa chỉ đạo thực tế, vì chiến thuật là một bộ phận hạt nhân tạo thành lý luận cờ Tướng. Chiến thuật cờ Tướng bao gồm những nguyên tắc và phương pháp tác chiến giữa hai kỳ thủ đánh cờ với nhau.

“Nguyên tắc tác chiến” đòi hỏi vận động viên khi giao đấu phải phù hợp bởi lý luận cờ, còn “Phương pháp tác chiến” đòi hỏi khi đánh cờ phải có kỹ xảo. Vì thế, yêu cầu tổng quát của chiến thuật cờ Tướng là người đánh cờ khi đi quân vừa phải phù hợp mới lý luận, lại vừa phải chú trọng vận dụng kỹ xảo cờ Tướng. Từ một số lớn những ván đấu của các kỳ thủ cờ Tướng cổ kim, chúng tôi thấy các danh thủ có chiến tích hiển hách, đều có sự vận dụng chiến thuật với một công lực thâm hậu xuất thần nhập hóa.

Đối với các bạn yêu thích cờ Tướng nếu muốn nâng cao trình độ tài nghệ của bản thân, tất phải nghiên cứu lý luận chiến thuật cờ Tướng, để vận dụng vào thực tế.

Còn đối với các kỳ thi sơ cấp và trung cấp nếu muốn tiến vào hàng ngũ các kỳ thủ cao cấp, cũng không có con đường nào khác là phải nghiên cứu chiến thuật cờ.

Xuất phát từ sự đòi hỏi của hai mặt đã nêu ở trên, nội dung của cuốn sách này đã tiến hành phân tích và nghiên cứu đối với chiến thuật cờ, cố gắng để bạn đọc thông qua học tập giáo trình này, nắm cũng được quy luật cơ bản của chiến thuật cờ Tướng.

Để giúp cho việc nghiên cứu lý luận càng có thêm tính thực tiễn, trong cuốn sách đã tuyển chọn những ván đấu của nhiều kỳ thủ cao cấp trong các giải thi đấu lớn, từ những ván đấu thực tiễn này, tiến hành nghiên cứu phân tích những tác dụng quan trọng và sự vận dụng then chốt của chiến thuật cờ Tướng.

Một ván cờ thông thường được chia thành 3 giai đoạn: khai cục, trung cục, tàn cục. Để phù hợp với việc học tập, nghiên cứu của bạn đọc trong việc vận dụng lý luận tiến hành thực chiến, trong nội dung cuốn sách này, chúng tôi cũng chia làm 3 loại hình chiến thuật là: chiến thuật Khai cục, chiến thuật Trung cục, chiến thuật Tàn cục để nghiên cứu.

Cờ Tướng là một trò chơi thiên biến vạn hóa, mà lại không ngừng phát triển, chiến thuật cờ Tướng cũng rất phong phú đa dạng. Vì vậy để làm nổi bật trọng điểm, cuốn sách đã tập trung đi sâu nghiên cứu những nội dung cơ bản nhất của chiến thuật cờ Tướng, với mong muốn giúp bạn đọc có thể tiến thêm một bước trong việc đặt nền móng nghiên cứu lý luận chiến thuật cờ Tướng cao cấp.

TÁC GIẢ

MỤC LỤC

KHÁI NIỆM VỀ CHIẾN THUẬT TRUNG CỤC

Mục I: Chiến thuật Trung cục

Mục II : Ảnh hưởng của Trung cục tới sự thắng, bại của toàn cục

  • I. Khai cục thành công – Chiến thuật Trung cục vận dụng cũng thỏa đáng dẫn đến toàn cục thắng lợi.
  • II. Khai cục thành công – Chiến thuật Trung cục vận dụng không được hay, do đó bị đối phương ép hòa.
  • III. Khai cục thành công – Chiến thuật Trung cục vận dụng không được thỏa đáng, do đó toàn ván chiến đấu thất bại.
  • IV. Khai cục không thành công – Nhưng vận dụng xuất sắc chiến thuật Trung cục, do đó mà giành phần thắng toàn cục.
  • V. Khai cục không thành công – Nhưng chiến thuật Trung cục vận dụng thỏa đáng, cho nên có thể cầu hòa ở thể hạ phong (kém hơn)
  • VI. Khai cục không thành công, chiến thuật Trung cục vận dụng lại không được thỏa đáng do đó mà toàn cục chiến đấu thất bại.

Mục III : Chiến thuật Trung cục loại hình thí quân

Mục IV : Chiến thuật Trung cục loại hình phong tỏa

Mục V: Chiến thuật Trung cục loại hình đổi quân


Ví dụ 2: Về bên đi sau Trung cục vận dụng thoả đáng

Tháng 12 năm 1982, trong giải Cá nhân cờ Tướng toàn Trung Quốc, tổ chức ở Thành Đô – Tứ Xuyên, Đại kiên tướng Hồ Vinh Hoa chiến thắng Kiện tướng Lương Văn Bân, chính là ví dụ thực tế về bên đi sau vận dụng chiến thuật thoả đáng.

Ván cờ này Hồ Vinh Hoa sử dụng sở trường Phản Cung Mã nghênh chiến Ngũ lục Pháo của Lương Văn Bân. Ở giai đoạn Khai cục, Hồ Vinh Hoa thành công trong việc xuất quân cân bằng ở cả hai cánh, chiếm cứ những đường quan trọng công, thủ đều hay, buộc đối phương bay Tượng biên, chuẩn bị tốt cho việc phản kích. Bước vào Trung cục, Hồ Vinh Hoa vận dụng chiến thuật Trung cục hữu hiệu khống chế cục diện, đầu tiên mưu tính ăn Tốt, sau đó ăn Tượng, mở rộng ưu thế và duy trì đến Tàn cục, bằng những nước đi khéo léo giành phần thắng. Dưới đây là toàn bộ nước đi trong ván Lương Văn Bân (Cát Lâm) đi trước đấu với Hồ Vinh Hoa; Đỏ (Lương) đi trước:

Vui lòng quay ngang điện thoại để xem thêm bình chú

Ván này đánh đến nước thứ 5, hai bên hình thành kiểu trận Ngũ lục Pháo đối Phản Cung Mã. Ở giai đoạn Khai cục, bên Đen vận dụng chiến lược Khai cục Phản Cung Mã rất thành thục, đi quân thoải mái, chiếm vị trí rất hay. Đặc biệt ở nước thứ 13 bên Đen đi Xe 8 tiến 3, rất có uy lực phản kích phục nước Pháo 6 bình 7 rồi Xe 8 bình 7 uy hiếp Mã lộ 3 bên Đỏ, bằng thủ đoạn tương đương, ép buộc bên Đỏ bay Tượng biên, tự làm loạn thế trận, là một nước rất thú vị. Sau khi đợi bên Đỏ bay Tượng biên, bên Đen Xe 8 tiến 1, là một nước tạm dừng rất tốt. Im lặng xem bên Đỏ đi quân rồi mới lựa chọn phương án phản kích.

Đến nước 18, hai bên đi thành hình thế như hình 65. Chúng ta phân tích từ trên mặt bàn cờ có thể thấy: Các quân bên Đen linh hoạt, hai cánh và trung lộ phòng thù kiên cố. Có thể nói, bên Đỏ đã không còn chỗ đột phá tiến công, bên Đen Khai cục thành công. Nước trên Đen đi Xe 8 tiến 2, nước hay! Nước tinh hoa của bên Đen trong việc vận dụng chiến thuật Trung cục một cách có hiệu quả không chế cục diện toàn bộ ván cờ. Từ mặt ngoài, Xe bên Đen tiến sang hàng Tốt Đỏ, dụ bên Đỏ Pháo 6 tiến 1 đánh Xe, đây là một nước cờ mà người bình thường cũng cảm thấy không muốn đi. Bên Đen tính toán chính xác điểm hơn, kém giữa hai bên, làm tốt việc chuẩn bị chiến lược đánh lâu dài giành chiến thắng trong cờ tàn. Bên Đen căn cứ vào hình thế cục diện mà đặt ra phương án toàn bộ trong việc vận dụng chiến thuật Trung cục: Tiến Xe tới hàng Tốt Đỏ, nhân lúc Pháo Đỏ đánh Xe, thừa thế Mã đạp (ăn) Tốt đầu ép bên Đỏ đổi Xe. Tiếp đó nhân cơ hội bên Đỏ vội ăn lại Tốt đầu, điều Pháo đánh Tượng, rồi tiêu diệt con Tốt 7 yếu ớt của bên Đỏ. Hồ Vinh Hoa trong cục diện nhạt nhẽo dễ thành cờ hoà như vậy, tỏ rõ năng lực tác chiến Trung cục với trình độ cao, tích thắng nhỏ thành thắng lớn. Thông qua ví dụ này, chúng ta lại một lần nữa nhận thấy kỹ xảo tác chiến cao cấp toàn bộ ván cờ từ Khai cục đến Trung cục, Tàn cục khiến mọi người thán phục đối với Hồ Vinh Hoa. Tiếp hình 65, Đỏ đi trước:

Vui lòng quay ngang điện thoại để xem thêm bình chú

Ở giai đoạn Tàn cục (cờ tàn), bên Đen giành được ưu thế rất lớn với Mã, Pháo, song Tốt, Sĩ Tượng bền chống bên Đỏ Mã, Pháo, Sĩ Tượng bền. Cuối cùng, bên Đen lại hãm chết Mã Đỏ, phần thắng đã định.

Ván này bên Đen Xe lộ 8 đầu tiên tiến 3, lại tiến 1, rồi lại tiến 2, mỗi lần đi Xe, đều có chỗ kỳ diệu của nó. Trong đó nhất là nước thứ 18 bên Đen đi Xe 8 tiến 2 là khéo léo nhất, là then chốt trong việc bên Đen vận dụng chiến thuật Trung cục chính xác.

Hai ví dụ ở trên đã chứng tỏ là bất kế là bên đi trước hay bên đi sau mà Khai cục thành công, lại cộng thêm vận dụng chiến thuật Trung cục chính xác, thì rất có khả năng giành được thắng lợi Toàn cục.


PHIÊN BẢN XEM ONLINE

Ủng hộ Tiểu Tử Thích Cờ

Xem danh sách toàn bộ các tài liệu mà Tiểu tử thích cờ đã chia sẻ tại đây



Bạn đang tìm các sản phẩm về cờ, hãy ủng hộ chúng mình nhé.

Góc đàm đạo