Chuyện cờ tướng

[PDF] Kể Chuyện Cờ Tướng

THÔNG TIN SÁCH – Kể Chuyện Cờ Tướng

Tác giả: Quách Anh Tú, Phạm Tấn Hòa, Lê Thiên Vị

Nhà Xuất Bản Văn Hóa Sài Gòn

Năm xuất bản: 2008

Số trang: 428

Kể Chuyện Cờ Tướng
Kể Chuyện Cờ Tướng


LỜI NÓI ĐẦU

Thế là sau hơn 10 năm sưu tầm tư liệu trong các sách báo Việt, Hoa, kết hợp nghiên cứu điền dã, cuối cùng quyển “Kể Chuyện Cờ Tướng- Từ danh kỳ Nguyễn Văn Ngoan đến thiên tài Trần Quới” cũng đã được hoàn thành.

Nội dung sách gồm hai phần: phần thứ nhất nói về nguồn gốc và sự phát triển của cờ Tướng từ khởi nguyên đến định hình, từ xây dựng nền tảng đến phát huy sáng tạo và đổi mới; phần thứ hai nói về làng cờ TP. Hồ Chí Minh trong khoảng 100 năm qua, là thời kỳ “Từ danh kỳ Nguyễn Văn Ngoan đến thiên tài Trần Quới”, một chặng đường lịch sử đáng nhớ của làng cờ thành phố.

Về phần thứ nhất, cờ Tướng là một loại hình văn hóa có thể sánh ngang hàng với “cầm, thi, họa” là những loại nghệ thuật cao quý theo truyền thống phương Đông, tìm hiểu nguồn gốc, lịch sử của nó phải có chiều sâu, không thể đọc hay nghe lóm từ những người có quan điểm dân tộc hẹp hòi hoặc những người chỉ nghe qua truyền thuyết, thiếu cơ sở khoa học.

Vấn đề này, từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, một số cao thủ đã dành thời gian biên khảo; và nhân Giải vô địch cờ Tướng toàn quốc năm 1994, đã cho đăng bản sơ thảo vào đặc san kỷ niệm 10 năm thành lập Liên đoàn cờ TP. Hồ Chí Minh.

Sau đó, trích đăng trên Báo Thể Thao Thành phố nhằm tranh thủ ý kiến của bạn đọc gần xa. Qua nhiều thư từ đóng góp của độc giả, bài viết đã được chấn chỉnh bổ sung, nay đưa vào sách, cung cấp toàn bộ tư liệu này để bạn đọc tham khảo.

Phần thứ hai, nói về làng cờ thành phố trong 100 năm qua, lấy mốc từ sự xuất hiện của danh kỳ Nguyễn Văn Ngoan đoạt Cúp vô địch đầu tiên ở Sài Gòn năm 1927 đến danh thủ Trần Quới – người đánh dấu kết thúc thời kỳ dài hướng nội, chuẩn bị mở ra thời kỳ hướng ngoại và hội nhập.

Trong khoảng thời gian này, có không biết bao nhiêu cao thủ xuất hiện, căn cứ tiêu chuẩn kiện tướng hay “thượng tướng” nói theo thuật ngữ làng cờ, thì có ít nhất 50 gương mặt cần được giới thiệu. Việc này tưởng chừng đơn giản, nhưng khi bắt tay vào, rất nhiều khó khăn trở ngại.

Trước hết những tài liệu viết về chủ đề nầy rất hiếm, đặc biệt các đối tượng cần tìm hiểu thuộc các thế hệ trước kia, hầu hết đã qua đời. Thậm chí những ván cờ của họ chơi từ bao nhiêu năm trước hầu như không được ghi chép, hoặc nếu có thì phần lớn đã thất lạc, hư hỏng.

Những cuộc điều tra điền dã cũng chẳng dễ dàng gì, vì thân nhân, bạn bè của các đối tượng cũng không còn mấy người và những người này nhớ không cụ thể. Tuy nhiên cũng còn may mắn: một số danh kỳ trước khi qua đời đã kịp kể lại nhiều điều về làng cờ thành phố, như ông Năm Sáng kể những mẩu chuyện về “tứ đại thiên vương Sài Gòn”, ông Ba Hiệp kể về các danh kỳ cùng thời với mình.

Ông Huỳnh Văn Thành biết rất rõ cuộc đời và con người của Kỳ vương Hứa Văn Hải, anh Trần Hà biết nhiều mẩu chuyện về những danh kỳ người Hoa, từ nhà nghiên cứu Lê Vinh Đường, Lý Văn Hùng, Diệp Dật Liên đến các ông Trần Dụ Tham, Tất Kiên Dương và Trần Mỹ…

Bản thân những người chấp bút, tuy là lớp hậu bối nhưng đã từng được diện kiến với nhiều danh thủ tiền bối. Đối với những cao thủ nổi danh từ 1950 về sau, người Kinh cũng như người Hoa, tất cả đều quen biết hoặc cũng đã từng thi đấu cùng nhau. Với các cao thủ trưởng thành từ trước hoặc sau ngày đất nước thống nhất, đa số đều thuộc thế hệ đàn em.

Điều khiến những người viết chưa hoàn toàn hài lòng là những ván cờ được chọn đăng, có một số ván không tiêu biểu cho trình độ và phong cách của các cao thủ, vì làng cờ đã không lưu lại được nhiều ván hay để có thể lựa chọn tốt hơn.
Những người viết tạm chia các thế hệ kỳ thủ ra làm ba thời kỳ.

Thời kỳ đầu các danh thủ tiền bối có lối chơi chịu ảnh hưởng của Quất trung bí, Mai hoa phổ, đặc biệt chịu ảnh hưởng của “Tứ đại thiên vương” ở Quảng Châu, của Thất tỉnh kỳ vương Châu Đức Dụ và Tiên cờ Chung Trân.

Thời kỳ thứ hai, một số danh thủ đàn anh cũng chịu ảnh hưởng của những danh kỳ Trung Quốc vừa nêu, đồng thời còn chịu ảnh hưởng của Dương Quan Lân, Hà Thuận An, Vương Gia Lương, Lý Nghĩa Đình và Lý Chí Hải.

Thời kỳ thứ ba, các danh thủ hậu bối kế thừa lớp đàn anh và tiên phong cho giai đoạn đường đại, tiếp thu tinh hoa của làng cờ Trung Quốc hiện nay bao gồm các danh thủ từ Hồ Vinh Hoa, Liễu Đại Hoa, Từ Thiên Hồng, Triệu Quốc Vinh cho đến Lý Lai Quần, Lữ Khâm và Hứa Ngân Xuyên.

Thực ra không dễ gì nhận biết cách chơi của họ chịu ảnh hưởng từ đâu, nhưng các danh kỳ tiền bối có lối chơi thiên về những trận cổ điển, biến hóa tuy phong phú nhưng độ phức tạp chưa nhiều, các cao thủ kế tiếp chơi những thế trận theo phong cách cổ điển đồng thời cũng có hiện đại, biến hóa phong phú phức tạp hơn.

Giai đoạn hiện nay các danh thủ chơi theo phong cách hiện đại nhưng không bỏ phong cách cổ điển, có cách tân, biến hóa phức tạp khó lường, nếu không theo sát tình hình thời sự của các giải quốc tế và Trung Quốc thì không thể hiểu được những biến hóa ấy.

Hai phần nội dung nêu trên, tưởng chừng không liên quan gì với nhau nhưng thực sự nó đều là lịch sử của cờ Tướng. Đó là những kiến thức cơ bản mà người chơi cờ có trình độ, đều phải nắm vững.

Phần đầu là những nét phác thảo lịch sử cờ Tướng ở Trung Quốc trong khoảng một ngàn năm, từ khi định hình, là những cái chung; phần sau là lịch sử cụ thể một trăm năm ở một địa phương của Việt Nam có truyền thống về cờ, minh họa sinh động cho một loại hình văn hóa đặc thù trong cuộc sống.

“Ngàn năm tìm hiểu cội nguồn,
Trăm năm kể chuyện vui buồn Tướng quân.”

Nhìn góc độ nào, có thể nói đây là quyển danh thủ đối cuộc, cung cấp hơn 300 ván cờ hay mà người hâm mộ có thể nghiên cứu học tập. Ở một góc độ khác, vấn đề rèn luyện đạo đức, tư cách không chủ ý đặt ra, nhưng người chơi cờ, đặc biệt là những tay cờ chuyên nghiệp cũng cần suy ngẫm khi biết được đạo đức, tư cách của một số tay cờ thời trước, tuy tài giỏi nhưng không xứng tầm.

Hi vọng quyển sách này sẽ mang lại nhiều kiến thức về cờ, về làng cờ TP cùng những điều bổ ích và niềm vui cho bạn đọc. Tuy những người viết đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ và kiến thức có hạn nên tài liệu chắc có nhiều thiếu sót, thậm chí nhầm lẫn, sau nầy thế hệ đàn em sẽ bổ sung, hiệu chính. Trước mắt rất mong các bậc cao minh và các bạn yêu cờ gần xa vui lòng chỉ giáo.

NHÓM TÁC GIẢ


MỤC LỤC

  • PHẦN THỨ NHẤT Về nguồn gốc và sự phát triển của cờ Tướng
    • CHƯƠNG MỘT Từ khởi nguyên đến định hình
    • CHƯƠNG HAI Thời kỳ phát triển xây dựng nền tảng
    • CHƯƠNG BA Thời kỳ phát huy, sáng tạo và đổi mới
    • CHƯƠNG BỐN Ảnh hưởng của một số danh kỳ Trung Quốc đối với làng cờ Thành phố
  • PHẦN THỨ HAI Từ danh kỳ Ba Ngoan đến thiên tài Trần Quới
    • CHƯƠNG MỘT Những danh kỳ tiền bối
      • Người anh cả của làng cờ Nam bộ
      • Ông Trương Phi cao cờ
      • Danh kỳ trác tuyệt họ Hà
      • Kỳ vương thiên tài mệnh yếu
      • Thủ lĩnh nhóm “Đồng Tâm”
      • Người đi cờ nhanh như gió
      • Nhà nghiên cứu lỗi lạc Lê Vinh Đường
      • Lim dim gục ngã, ôm cả bàn cờ
      • Biệt tài của Vân Hạc Đại Sư
      • Một nhân cách lớn của làng cờ
      • Đại đệ tử của giáo Hội
      • Người “lấy thủ làm công, lấy thoái làm tiến”
      • Thánh thủ Trần Dụ Tham
      • Kỳ vương Phạm Nam Đài
      • Cựu Vô địch Bắc Hà Đặng Đình Yến
    • CHƯƠNG HAI Một lớp đàn anh, một thời liệt oanh
      • Khối tình con trên chiếc bàn son
      • Chọn “Nàng tiên nâu” làm tri kỷ
      • Không phải người hùng sau cỗ xe tăng
      • Người sưu tầm cờ thế nổi tiếng
      • Xây dựng cơ nghiệp từ hai quân Sĩ
      • Hám lợi bội ước, nước tiếng chê cười
      • Ai dám chấp Sáu Mẹo một tiên?
      • “Đại ma đầu” Hứa Kim Thành
      • Sập tiệm và thắng Kỳ vương
      • Xứng đáng nối nghiệp cha!
      • Chàng Bao Thơ cao cờ
      • Danh thủ Trần Ngọc Lâu
      • Người hạ nhục Kỳ vương Lê Huệ Đông
      • Thuận Pháo vương Phạm Tấn Hòa
      • Lão thất Lê Thiên Vị – cao thủ số 1 của nhóm Thất Đang
      • Tiểu hổ vùng Đông Bắc
      • Người viết sách cờ nhiều nhất ở VN
      • Danh thủ Trịnh Mỹ Linh
      • Khô Mộc Thiền Sư Dương Thanh Danh
    • CHƯƠNG BA Những cao thủ thế hệ đương đại
      • Trần Quới, một thiên tài cờ hiếm thấy
      • Kim Mao Sư Vương – Một thời vang bóng, một thời thân bại danh liệt
      • Quốc tế Đại Sư Mai Thanh Minh – Người đi tiên phong thời hội nhập
      • Đặc cấp QTĐS Trịnh A Sáng hay bản lĩnh của Túy Kỳ Tiên
      • Bạch Mi Ưng Vương diễu võ dương oai được phong Đặc cấp QTĐS
      • QTĐS họ Diệp – Người thông dịch tài ba
      • QTĐS Bốn Mắt tức Kiện tướng Mông Thế Hành
      • QTĐS Đào Quốc Hưng
      • QTĐS Nguyễn Hoàng Lâm
    • CHƯƠNG BỐN Những bóng hồng cao cờ của Thành phố, Kinh nghiệm học cờ của Lão Ngũ=
      • Diệt Tuyệt Sư Thái lừng lẫy một thời
      • Quốc tế Đại sư Ngô Lan Hương
      • Quốc tế Đại sư Hoàng Hải Bình
      • Kinh nghiệm học cờ của Lão Ngũ


PHIÊN BẢN XEM ONLINE

Ủng hộ Tiểu Tử Thích Cờ

Xem danh sách toàn bộ các tài liệu mà Tiểu tử thích cờ đã chia sẻ tại đây

BẠN MUỐN XEM BẢN FULL CỦA CUỐN NÀY?

Đây là đặc quyền dành riêng cho khách hàng (những người luôn đồng hành & ủng hộ webcotuong).

CHÚNG TÔI CAM KẾT SỬ DỤNG MỌI NGUỒN LỰC ĐỂ MANG ĐẾN NHỮNG TÀI LIỆU CHẤT LƯỢNG NHẤT TRONG TƯƠNG LAI


Tặng tài liệu VIP khi mua các sản phẩm về cờ tại:

Góc đàm đạo